Thông tin sản phẩm
"Than sinh học" (biochar) là một sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nhiệt vật liệu hữu cơ, sinh khối như gỗ, cây cỏ, vỏ hạt, hoặc bã mía, rơm rạ... ở trong môi trường thiếu oxi (quá trình gọi là pyrolysis, hay còn gọi là quá trình nhiệt phân).
Than sinh học có thể được sử dụng để cải thiện chất cấu trúc và sự gắn kết của đất, giúp giữ nước và dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng hiệu suất nông nghiệp. Nó cũng có khả năng giảm phát thải khí nhà kính bằng cách lưu trữ carbon trong đất. Ngoài ra, than sinh học còn có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng trong quá trình đốt cháy hoặc làm nhiên liệu trong các ứng dụng khác.
Than sinh học có tiềm năng làm giảm sự phát thải carbon và cải thiện sự bền vững của hệ thống nông nghiệp và môi trường.
Ứng dụng than sinh học
- Có khả năng làm giảm sự bay hơi amoniac, bởi vì nó làm giảm amoni có trong dung dịch đất và làm tăng pH của đất, cả hai điều kiện giúp không hình thành amoniac và bay hơi. Ngoài ra, than sinh học được cho là có khả năng xúc tác khử oxit nitơ (khí gây hiệu ứng nhà kính) thành khí nitơ.
- Khử mùi và khử trùng tại các trại chăn nuôi. Người ta có thể sử dụng than sinh học kết hợp với chế phẩm vi sinh để làm lớp thảm sinh học cho các trại chăn nuôi gia cầm.
- Nâng cao chất lượng đất từ 80% đến 220%, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây và chống xói mòn cho đất, đặc biệt là đất ở những địa hình không ổn định.
- Làm cho chất thải hữu cơ thối rữa, giải phóng khí CO2 có hại vào khí quyển, và cho phép cây trồng lưu trữ CO2 mà nó hấp thu từ không khí trong quá trình quang hợp, một cách an toàn.
- Than sinh học hấp thu 50% CO2 từ sự hô hấp của cây để lưu giữ tạo ra các dạng năng lượng, đặc tính này của than sinh học là một hướng đi trong cuộc cách mạng bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy khi bón than sinh học vào đất acid và đất nghèo dinh dưỡng kết hợp với bón phân thì cho năng suất cao hơn so với bón từng thứ riêng lẻ. Điểm chính khi bón than sinh học vào đất là làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm của cây trồng. Nhiều bằng chứng cho thấy năng suất không đổi khi giảm lượng phân đạm đáng kể đồng thời bón than sinh học.
- Ở những vùng đất bị nhiễm độc Cyanua do việc khai thác các mỏ kim loại thì bón than sinh học sẽ góp phần giúp tái táo và lọc chất độc trong đất.